Đặc điểm và nguồn gốc của cây hoa đào ngày Tết
1. Đặc điểm và nguồn gốc của cây hoa đào ngày Tết
Cây hoa đào thuộc họ hoa hồng, tên khoa học là Prunus persica. Đào giống có nguồn gốc từ Ba Tư, sau đó được nhập sang Trung Quốc, Lào và Mông Cổ. Hiện nay, hoa đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, đào được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang,.. và một số tỉnh Tây Nguyên.
Hoa đào là loại cây được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán ở Việt Nam.
Với đặc điểm là hình dáng đẹp, tán lá xum xuê, hoa rực rỡ, nụ non nhiều và chỉ nở vào mùa xuân đúng dịp Tết cổ truyền, đào là một trong những loại cây được ưa chuộng nhất để đón Tết. Người ta mừng hoa đào trong năm mới, cầu chúc phúc lộc dồi dào, mang lại sự sung túc cho gia đình, cầu chúc một năm an khang thịnh vượng.
2. Các loại hoa đào được yêu thích dịp Tết
Đào phai
Cây đào phai có hoa màu hồng nhạt. Cánh hoa mỏng và màu nhạt hơn các loại đào khác. Ở miền Bắc nước ta, hoa đào là loại cây có tán lá đẹp, dễ trồng và mang nhiều ý nghĩa về phúc lộc, gia đình nên là loại cây được ưa chuộng chưng Tết.
Hoa của giống đào phai có đường kính hoa lớn, số lượng cánh hoa trên một bông cao, dao động từ 20 – 22, tỷ lệ ra hoa cao trên 90%, hoa thường mọc thành chùm và thời gian bảo quản cành hoa là 12 cho đến 15 ngày.
Hoa đào phai
Cây hoa đào phai ở Nghệ An
Bích đào
Bích đào là cây đào có hoa màu hồng đậm tươi sáng, thích hợp cho những ai yêu thích sự thanh tao, rực rỡ và mạnh mẽ. Mỗi bông hoa đào có nhiều cánh từ 20 đến 22 cánh, đường kính cánh hoa khoảng 3,5 cm trở lên. Giống đào này có tỷ lệ ra hoa cao lên đến 95%. Cây đào này sinh trưởng tốt, sức chống chịu sâu bệnh cao.
Hoa bích đào
Cành bích đào nổi bật với bông hoa đào hồng đậm
Bạch đào
Trong số các loại đào đẹp thì bạch đào (đào trắng) được coi là cây quý hiếm. So với những cây đào khác thì loại này khá khó trồng và là giống không dễ nở hoa vào mùa Tết. Ngày nay, giống đào trắng ở nước ta không còn nhiều, ở Hà Nội cũng ít gốc, được nhiều người yêu hoa săn lùng với giá rất cao.
Hoa bạch đào màu trắng với đường kính cánh hoa lớn hơn 3,5 cm. Số cánh trên mỗi bông từ 18 đến 20, tỷ lệ ra hoa đạt trên 90%. Hoa nở rộ và cành hoa kéo dài 12-15 ngày.
Hoa bạch đào
Cây đào trắng nở rộ dịp Tết đến
Đào má hồng
Đào má hồng, còn được gọi là đào lông hoặc đào vạn tượng, là một loại đào lai độc đáo. Loại cây đào này được tạo ra bằng cách ghép gốc cây đào rừng ở Đà Lạt với mầm của các loại hoa đào khác như hồng đào, bích đào, bạch đào,...
Cây hoa đào má hồng Đà Lạt
Đặc điểm nổi bật của đào má hồng là hoa kép, với khoảng 25 cánh hoa chụm lại, mang đến một vẻ đẹp quyến rũ. Hoa của đào má hồng có khả năng tươi lâu và sở hữu mùi thơm đặc trưng khiến nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong việc trang trí và tạo điểm nhấn cho sân vườn ngày Tết.
Hoa đào má hồng đẹp quyến rũ với nhiều cánh hoa chụm lại
Đào thất thốn
Đây là loại cây thân đào, dáng lùn, nhiều hoa, kết trái, sống lâu năm. Những bông hoa nhỏ và có nhiều màu sắc đẹp. Đỏ thẫm là màu phổ biến của giống cây này, được trồng trong chậu và uốn vào các thế khác nhau để làm cảnh.
Hoa đào thất thốn có màu đỏ sẫm bắt mắt
Đào thất thốn
Đào đá
Đào đá thường mọc trong rừng sâu, với thân cây xù xì và cành to khỏe. Sở dĩ loại đào này có cái tên đào đá bởi nó có thân cây xù xì như đá rất đặc biệt, là lớp tích tụ từ các loại thực vật khác ký sinh trên thân. Hoa đào đá có 5 cánh, mang vẻ đẹp độc đáo cho loại cây hoa đào này.
Nhận xét
Đăng nhận xét